MẶC NIỆM
THÁNG TƯ

CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM PARIS 3-4/12/1987

Nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris được ký kết để “tái lập hoà bình ở Việt Nam”, chúng tôi xin tuần tự đăng tải các phát biểu và tài liệu được đóng góp trong cuội hội thảo quốc tế về Việt Nam trong hai ngaỳ 3, 4 tháng 12, 1987 tại Paris, Pháp quốc.
Cuộc hội thảo do Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá và Uỷ Ban Xét Lại Vấn Đề Việt Nam (Committee To Rethink Vietnam) tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Paris (Centre de Conférences Internationales, 19, Avenue Kléber, Paris 16), nơi đã diễn ra các cuộc đàm phán về Việt Nam từ 1968 đến 1973, năm mà Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/01/1973, tại tòa nhà này.
47 diễn giả thuyết trình tại cuộc hội thảo, họ đến từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu. Tất cả, cùng một số quan khách, được mời trọ 2 đêm ở khách sạn Raphaël, đối diện với Trung Tâm Hội Nghị, cách Khải Hoàng Môn Paris 200 thước. Raphaël là khách sạn hàng đầu của Pháp, có vị trí trung ương và mang nhiều dấu tích lịch sử như khách sạn Caravelle của Sàigòn trong bối cảnh Nam Việt Nam.
Dịp 50 năm Hiệp định Paris 1973 được ký kết không là lý do duy nhứt hay trọng tâm khiến chúng tôi khởi đăng hôm nay các tài liệu về chiến tranh Việt Nam của thế kỷ 20, và những bài học được rút ra từ đó.
Các lễ tưởng niệm hay kỷ niệm, thường có tầm quan trọng hay được sự chú trọng và quảng bá, mang tỷ lệ nghịch với khả năng hành động, tầm mức ảnh hưởng, sức mạnh gắn kết nội tại của các tổ chức, đoàn thể hoặc chánh quyền chủ xướng hay chủ trương.
Lý do chủ yếu của việc đăng tải hôm nay là đòi hỏi bức xúc soi sáng sự trùng lặp của một số vấn nạn trọng yếu và sự tái diễn của một số sai lầm phán đoán và viễn tượng, trong 3 biến cố trọng đại : Chiến tranh Afghanistan vừa được khép lại vào tháng 8, 2021; chiến tranh Ukraine đang diễn tiến; xung đột ở vùng Ấn độ-Thái bình dương, đặc biệt ở Biển đông, trong thực tế hiện là một chiến tranh lạnh với xác suất cao đưa đến quy mô toàn diện và toàn cầu. Các vấn nạn và sai lầm này từng được mổ xẻ và lắm khi được kèm theo đề nghị giải đáp trong cuộc hội thảo.

Bấm vào đây để xem hồ sơ hội thảo
Bấm vào đây để xem chương trình và tiểu dẫn về các diễn giả

27 tháng giêng năm 2023
Ban Biên Tập


Trần Văn Tòng
Chủ tịch Uỳ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá

Diễn từ khai mạc Hội Thảo Quốc Tế về Việt Nam, Paris 1987

TVT1
malhuret
blair
kissinger1
cang_luong
kissinger2

Kính thưa ông Bộ trưởng,
Kính thưa quý vị,

Thay mặt ban tổ chức, tôi xin chào mừng quý vị.
Chính tại nơi đây, trong tòa nhà này, số phận của nhân dân miền Nam Việt Nam đã được định đoạt qua một nét bút, cách đây 15 năm.
Chính tại nơi đây, trong tòa nhà này, các nền dân chủ đã hoàn tất cái thành tích tự đánh bại mình.
Chính tại nơi đây, trong tòa nhà này, khối cộng sản đã ban cho Thế giới tự do, 19 năm sau Hiệp định Genève, một bài học thứ hai về thế nào là hiệu lực và lật lọng của thuật biện chứng.
Quả đúng tại nơi đây, cái gọi là Hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết vào năm 1973.
Và cũng chính tại nơi đây, hôm nay, những con người phù tự do, từ khắp nơi trên thế giới, quy tụ về để “xét lại” vấn đề Việt Nam.
Không ai có thể không thấy tầm biểu tượng và ý nghĩa chánh trị của cuộc tập hợp hôm nay.
Ở bên kia đầu lục địa Âu-Á, một vết đen tối nhắc nhở lý do hành động của chúng ta.

Việt Nam vẫn tiếp tục đánh động cảm xúc, thách thức đạo lý và hoành hành chánh trị.

Hơn 12 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, lắm người trên thế giới vẫn tiếp tục cưu mang Việt Nam như một vết thương nhức nhối.
Chính nó đã khiến nền dân chủ vĩ đại nhứt thế giới, lần đầu tiên, phải nếm mùi thất bại chua cay.
Qua nó, rất nhiều người trên thế giới, chứ không riêng gì người Việt, vẫn chưa hết kinh ngạc phát hiện ra mình có thể có lý nhưng vẫn phải thua cuộc. Đấy là lý do khiến nhiều người cảm nhận thảm kịch Việt Nam như một bi kịch cá nhân. Gánh nặng cảm xúc này cần phải được chứng nhận.

Nhưng Việt Nam cũng là một thách thức đạo lý.
Trong suốt mấy thập niên, nhiều người đầy quyền lực và kiến thức ở phương Tây, một số đầy thiện tâm, đã vội vã buôn con mồi của tự do để bắt lấy không biết cái bóng gì của công lý. Họ đã kịch liệt lên án cả một dân tộc, nhân dân của miền Nam Việt Nam, và cái bản án không tưởng của họ, ngày nay, qua sự im lặng điếc tai trước cộng sản Việt Nam, cuối cùng đã trắng án cái thế giới khốn kiếp và khốn cùng đó.
Còn về phần chánh phủ của các nước dân chủ, trước đã rất nhanh nhẹn chối bỏ các cam kết của mình - và ta đã thấy hệ quả như thế nào cho Việt Nam - nay vẫn tiếp tục xem những gì được thiết đặt là chánh đáng, trong khi, đối với các nền dân chủ, chỉ chánh đáng những gì được ưng thuận. Người dân Việt ngày nay ưng thuận điều gì, nếu không phải là lao mình hằng triệu người xuống Biển đông [đi tìm tự do]? Bất công này để lại cái gì, nếu không phải là cảnh tượng nỗi đau trần trụi của một dân tộc, bám rễ vào một ước vọng tự do kiên trì? Bài học này cần phải được rút ra.

Sau cùng, cộng sản Việt Nam đặt ra một vấn nạn chánh trị nghiêm trọng.
Chế độ cộng sản Việt Nam đe dọa nền hòa bình và ổn định ở Châu Á. Qua sự chuyển nhượng những căn cứ chiến lược cho Liên Xô, qua khát vọng quyền lực và thống trị được thể hiện bởi chánh sách chiếm đóng hai nước Lào và Campuchia, qua chế độ áp bức ác nghiệt, sản sinh và duy trì những dòng người tị nạn liên tu bất tận, nguồn gốc của tuyệt vọng, bạo loạn và bất ổn. Đồng thời, bóng ma của chiến tranh Việt Nam tiếp tục chi phối quan hệ giữa các nền dân chủ phương Tây và Thế giới thứ ba. Vấn nạn này cần phải được giải đáp cụ thể.

Ba đòi hỏi mà tôi vừa nêu ra : chứng nhận gánh nặng của cảm xúc, rút tỉa bài học đạo lý, giải đáp cụ thể vấn nạn chánh trị, ba đòi hỏi này đã hướng dẫn chúng tôi trong việc thiết kế và tổ chức cuộc hội thảo hôm nay.

Nhưng, để đối mặt với một chế độ ác nghiệt của chủ nghĩa toàn trị cộng sản, một số người có thể cho rằng ý tưởng tổ chức một cuộc hội thảo là vô nghĩa. Tuy nhiên, ta phải ý thức rằng cuộc hội thảo này, xuyên qua các bài học rút ra từ thảm kịch Việt Nam, hoàn toàn được hướng về nỗ lực truy tìm đường hướng và phương tiện để thối chuyển chủ nghĩa và phong trào cộng sản. Dĩ nhiên đây là một nhiệm vụ vô tận và hết sức tiêu hao tâm lực.

Nhưng trong khi chờ đợi, các cuộc thảo luận trong hai ngày này sẽ góp phần chinh phục sự thật về thảm kịch Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ không kém phần thiết yếu, vì, đối mặt với chủ nghĩa toàn trị dựa trên một ý hệ, các nền dân chủ vốn không có ý hệ, chỉ có thể đối phó lại bằng những sự kiện của hiện thực và ý chí phục vụ sự thật mà ta biết được. Về điểm này, tôi nghĩ đã không phản bội lại tư tưởng của tất cả bạn hữu đã tham gia tổ chức cuộc hội thảo hôm nay, khi khẳng định rằng, xuyên qua nó, chúng tôi tìm cách theo đuổi cái sứ mạng mà ta không thể tóm tắt hoàn hảo hơn bằng cách nói theo lời của Phúc Âm: "Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát các ngươi".

Giải thoát các nhà cầm quyền của các nền dân chủ khỏi cái hội chứng Việt Nam luôn làm suy mòn các quyết định chánh trị của họ.

Giải thoát nhiều người khỏi cái gánh nặng của những sai lầm đã phạm phải trong quá khứ.

Giải thoát dân tộc Việt Nam, để người dân Việt có thể bảo tồn tâm hồn của mình, tìm thấy sự biện minh cho những hy sinh của mình và gìn giữ danh nghĩa trong trắng của mình.

Để kết thúc, tôi xin chân thành cảm tạ các nhân vật và bạn hữu đã giúp đỡ chúng tôi, đặc biệt Claude Malhuret, bộ trưởng nhân quyền, và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các diễn giả đã dành thời giờ để đến đóng góp vào công trình của chúng tôi.
Tôi xin tuyên bố khai mạc hội thảo quốc tế về Việt Nam vào ngày 3 và 4 tháng 12 năm 1987, tại Paris.

Trần Văn Tòng chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp.


Monsieur le ministre,
Mesdames, Messieurs,

Au nom des comités organisateurs, je vous souhaite la bienvenue.
C’est ici, dans ces lieux, que fut scellé d’un trait de plume, il y a 15 ans, le sort du peuple sud-vietnamien.
C’est ici, dans ces lieux, que les démocraties ont parachevé leur propre défaite, battues par elles-mêmes.
C’est ici, dans ces lieux, que le communisme administra, 19 ans après Genève, une deuxième leçon d’efficacité et de cynisme dialectique au monde libre.
C’est ici, en effet, que fut signé l’Accord, dit de Paris, sur le Vietnam, en 1973.
Et c’est ici qu’aujourd’hui des hommes de liberté, venus des quatre coins du monde, se réunissent pour «repenser» le Vietnam. La portée symbolique et la signification politique de cette manifestation n’échapperont à personne.
À l’autre bout du continent euro-asiatique, une tache sombre nous rappelle les raisons de notre action.

Le Vietnam continue toujours à peser émotionnellement, à interpeler moralement et à marquer politiquement.

Depuis plus de 12 ans après la chute de Saigon, beaucoup d’hommes dans le monde continuent à porter le Vietnam comme une mauvaise blessure.
C’est par lui que la plus grande démocratie du monde a connu pour la première fois l’amertume de la défaite.
C’est par lui que tant d’hommes dans le monde, et pas seulement les Vietnamiens, découvrent avec une surprise dont ils sont à peine revenus, qu’on peut avoir raison et être vaincus. Voilà pourquoi beaucoup ressentent le drame vietnamien comme une tragédie personnelle. De cette charge émotionnelle il faut témoigner.

Mais le Vietnam interpelle aussi moralement.
Pendant des décennies, des hommes de pouvoir et de savoir en Occident, certains en toute bonne foi, se sont empressés de lâcher la proie de la liberté pour l’ombre d’on ne sait quelle justice. Ils ont intenté un procès véhément à tout un peuple, celui du Sud-Vietnam, procès dans l’incroyable verdict, aujourd’hui, par le silence assourdissant qu’ils observent face au Vietnam communiste, finit par acquitter ce monde hideux et misérable.
Quant aux gouvernements des démocraties, si prompts à renier leurs engagements - et on a vu ce que ça a donné pour le Vietnam -, ils persistent à considérer comme légitime ce qui est établi, alors que pour les démocraties seul est légitime ce qui est consenti. À quoi consent aujourd'hui le peuple vietnamien, si ce n’est à se jeter par millions dans la Mer de Chine ? Que reste-t-il de cette injustice, sinon le spectacle de la douleur nue d’un peuple mêlant ses racines à un espoir entêté de liberté ? De cela il faut tirer les leçons.

Enfin, le Vietnam communiste pose un problème politique grave.
Le régime communiste vietnamien menace la paix et la stabilité en Asie. Par la concession de bases stratégiques à l’Union soviétique, par sa volonté de puissance et de domination qu’illustrent l’occupation du Laos et celle du Cambodge, par son régime d’oppression implacable qui sécrète et entretient des flots ininterrompus de réfugiés, source de désespoir, de violence et d’insécurité. Dans le même temps, le spectre du Vietnam continue à conditionner les politiques des démocraties occidentales dans leurs rapports avec le tiers-monde. À cela, il faut apporter des réponses concrètes.

Ces trois exigences que j’ai mentionnées, témoignage de la charge émotionnelle, tirer les leçons morales, apporter des solutions concrètes aux problèmes politiques, ces trois exigences nous ont guidé dans la conception et l’organisation de ce colloque.

Mais pour faire face a ce régime implacable qu’est le totalitarisme communiste, certains peuvent considérer comme dérisoire l’idée d’organiser ce colloque. Mais il faut bien voir que ce colloque, à travers les leçons tirées de la tragédie vietnamienne, est tout entier tourné vers la recherche des voies et moyens permettant d’organiser la réversibilité du communisme. Certes, il s’agit là d’une tâche exténuante et interminable.

Mais entre-temps, les discussions qui auront lieu pendant ces deux journées auront contribué à la conquête de la vérité sur cette tragédie. C’est là une tâche non moins essentielle car, face au totalitarisme qui a une idéologie, les démocraties, qui n’en ont pas, ne peuvent opposer que des faits et la volonté de servir la vérité que l’on sait. À cet égard, je ne crois pas trahir la pensée de tous ceux qui ont participé à la réalisation de ce colloque, en disant qu’à travers lui, nous cherchons à poursuivre cette mission qu’on ne peut mieux résumer que par ce mot de l’Évangile : « Et vous connaîtrez la vérité et la vérité vous rendra libres ».

Libre, pour les gouvernements des démocraties du syndrome vietnamien qui mine chacune de leurs décisions politiques.

Libre, pour beaucoup d’hommes du poids de leurs erreurs passées.

Libre, pour la population vietnamienne, de conserver son âme, de retrouver les justifications de ses sacrifices et de garder ses titres d’innocence.

Pour finir, je voudrais très sincèrement remercier les personnalités et amis qui nous ont apporté leur aide, et en particulier Claude Malhuret, secrétaire d’État auprès du premier ministre, chargé des droits de l’homme, et je voudrais aussi remercier très sincèrement les intervenants d’avoir pris sur leur temps pour venir contribuer à nos travaux.
Je déclare ouvert le colloque international sur le Vietnam des 3 et 4 décembre 1987, à Paris.


Bấm vào đây để xem diễn từ khai mạc, với phiên bản tiếng Việt, của Ông Claude Malhuret, bộ trưởng nhân quyền Pháp

malhuret8