Claude Malhuret
Bộ trưởng nhân quyền

Diễn từ khai mạc Hội Thảo Quốc Tế về Việt Nam, Paris 1987

malhuret8

Tiếp tục chương trình đăng tải cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam vào hai ngày 3-4 tháng 12 năm 1987, tại Paris, đây là bài phát biểu khai mạc của ông Claude Malhuret, bộ trưởng nhân quyền trong chánh phủ Chirac 1986-1988.
Phân tích hết sức sâu sắc và sinh động thực trạng của chế độ cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ, và các vấn nạn mà nó tất yếu đặt ra cho các nền dân chủ - những vấn nạn nay hiển hiện trong các cuộc tranh luận về chiến tranh Ukraine đang diễn tiến - ông chỉ rõ ra căn bản trí thức của các chế độ toàn trị, với cái mẩu số chung và các hằng số của quy trình tiến hóa của chúng, đồng thời ông bóc trần các thiếu sót và bất cập của phương cách ứng phó của các nước dân chủ. Ông vạch rõ đặc tính toàn trị sơ sinh và sơ khai của chế độ cộng sản Việt Nam, những tội ác chiến tranh của nó khi chiếm đóng Nam Việt Nam, cùng những đòn bẩy và thủ đoạn cố hữu của chế độ, đặc biết khi chánh phủ Hà Nội làm áp lực tối đa trên chánh phủ Pháp để ngăn chận cuộc hội thảo và ép ông từ bỏ quyết định bảo trợ và góp phần tài trợ công trình này.
Sau cùng, ông xác định quan điểm và phán đoán về cái vấn nạn trọng tâm được cuộc hội thảo đặt ra : truy tìm đường hướng và phương tiện nhằm thối chuyển chủ nghĩa và phong trào cộng sản. Ông khẳng định, trên căn bản phân tích khuynh hướng biến chuyển của thế giới và của nhân tâm, tin tưởng là chúng ta sẽ chứng kiến sự thối chuyển đó. Hai năm sau, 1989, Bức tường Bá linh sụp đổ; và 4 năm sau, 1991, khối Liên Xô tan rã !
Ông kết luận qua lời kêu gọi khẳng khái các nước dân chủ hãy noi gương những người hiện đang kháng cự lại chế độ cộng sản Việt Nam, đặc biệt hãy noi gương Trần Văn Bá. Và ông nồng nhiệt cầu mong «cuộc hội thảo này, bên trên tất cả các phát biểu sẽ được trình bày, là cơ hội để vinh niệm Trần Văn Bá, một người đã cống hiến cuộc đời mình cho giá trị tự do mà anh đã cưu mang.»

Paris 11 tháng 2 năm 2023
Trần Văn Tòng

malhuret9
malhuret10
malhuret11

Thưa ông chủ tịch,
Thưa quý vị,

Cuộc hội thảo mà ông tổ chức hôm nay, như ông vừa nhắc lại, ông Trần Văn Tòng, trùng hợp gần như cùng ngày với kỷ niệm 15 năm Hiệp định Paris được ký kết vào tháng giêng năm 1973, tại nơi đây, nhằm tái lập hòa bình ở Đông Dương.
Tôi nghĩ, điều bổ ích là ta hãy tham khảo một số điều khoản của cái hiệp định này. Bổ ích và cũng có thể làm cho ta mỉm cười, nếu thực tế ngày nay không quá nghiêm trọng như thế này. Xin quý vị vui lòng cho phép tôi bắt đầu bằng cách trích dẫn hai ba đoạn của Hiệp định Paris này.

Điều 3 - Các bên cam kết duy trì lệnh ngừng bắn và đảm bảo một nền hòa bình vững bền và ổn định.
Điều 9a - Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, không thể chuyển nhượng, và phải được tất cả các nước tôn trọng.
Điều 9b – Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế.
Điều 15 - Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành từng bước một bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở thảo luận và thống nhất giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có sự cưỡng ép hay thôn tính của bên nào, cũng không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời điểm tái thống nhất sẽ được hai miền quyết định.

Như quý vị thấy, đó là một văn bản sẽ làm ta mỉm cười ngày nay, nếu, kể từ lúc ký kết đó, và đây là điều thật không may, ta đã không phải chứng kiến một chuỗi bi kịch.
Đa số những người sắp phát biểu tại cuộc hội thảo này, đã từng là diễn viên, hoặc là chứng nhân trực tiếp của các biến cố diễn ra trước hoặc sau Hiệp định Paris này. Phần tôi thì chỉ có một kiến thức khiêm tốn hơn nhiều, muộn màng và gián tiếp hơn nhiều. Tuy nhiên, quý vị đã yêu cầu tôi nói vài lời khai mạc cuộc hội thảo, tôi muốn nói với quý vị rằng tôi rất hân hoan làm điều đó.
Hân hoan vì hai lý do. Trước hết vì vinh dự mà quý vị dành cho tôi khi mời tôi phát biểu trước cử toạ và kế đến là vì điều đó cho phép tôi nói để quý vị rõ : trước khi quý vị khởi sự công trình, cuộc hội thảo này đã gặt hái ngay một thành tựu đầu tiên vì nó đã gây phiền phức.
Trong suốt mấy tháng nay, áp lực từ một nước mà quý vị có thể hình dung được dễ dàng, đã dồn dập nhắm vào bộ ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay, để tôi dẹp bỏ quyết định yểm trợ tài chánh cho cuộc hội thảo này, và sau đó, tôi từ bỏ quyết định phát biểu tại cuộc hội thảo, đại diện cho chánh phủ Pháp. Đây là bằng chứng cho thấy cuộc họp của quý vị không làm hài lòng tất cả mọi người, đó là bằng chứng cho thấy cuộc hội thảo đã được chú trọng, ở nơi mà quý vị muốn nó được chú trọng. Nếu cuộc hội thảo không làm đẹp lòng mọi người, dĩ nhiên là vì nó đánh dấu cái kỷ niệm 15 năm này với một viên đá đen. 15 năm qua được đánh dấu bằng sự kéo dài của một thảm kịch mà hậu quả không ngớt tác động đến số phận của nam, phụ và ấu nhi của nước Việt Nam, phủ định các nhân quyền cơ bản nhứt của họ, và có lẽ vì thế mà quý vị yêu cầu Bộ trưởng nhân quyền phát biểu đôi lời.
Tôi xin trình bày một vài suy xét giới hạn trong lĩnh vực này, để những phân tích lịch sử và chính trị cho những người am tường hơn tôi.

Suy xét thứ nhứt là về phản ứng của các nền dân chủ phương Tây.
Câu hỏi về các nền dân chủ phương Tây khi đối mặt với ý thức về thảm kịch thể hiện bởi một chế độ toàn trị.
Các nền dân chủ phải mất bao nhiêu lâu mới nhận chân ra thảm kịch này?
Olivier Todd à, bạn nói trong tác phẩm "Cruel Avril" [Tháng tư đen] mà bạn vừa xuất bản, ta phải mất 40 năm để nhận chân ra trại lao cải ( gulag) ở Liên Xô, 30 năm để nhận chân ra nó ở Trung Quốc, nhưng chỉ cần ba năm là đủ để xác định hiện tượng trại tập trung trên toàn cõi Việt Nam. Và tôi đồng ý với bạn rằng đây là một tiến bộ. Ngày nay ta nhận ra sự việc nhanh hơn một chút. Nhưng có lẽ, theo tôi, bạn vẫn còn hơi lạc quan một chút.
Đúng là có một số người đã hiểu ngay từ năm 1975. Và khi tôi thấy một số bạn hữu của tôi trở về từ Sài Gòn, những bạn hữu từng cả tin rằng, đến đó, họ sẽ được chứng kiến một cuộc giải phóng dân tộc, và họ đã đột nhiên mất cả ảo tưởng khi nhìn thấy những chiếc xe tăng Bắc Việt, những chiếc xe tăng của một quốc gia đang xâm lược một quốc gia khác, đang xông vào đường phố Sài Gòn. Một số đã bắt đầu hiểu. Họ không mất ba năm, họ hiểu gần như lập tức. Nhưng họ thuộc thiểu số hiếm hoi.
Đại diện ở Sài Gòn của tờ báo được mệnh danh là tờ báo lớn của buổi chiều, lúc bấy giờ đã viết: “Lịch sử ngày mai sẽ lưu giữ ký ức về cái thời khắc hôm nay của sự giải phóng một đất nước khỏi cái ách nô lệ tồi tệ nhất, cái ách của vũ khí, của bạo lực, của hận thù. Ta sẽ chỉ nghe tiếng hò reo vui mửng. Ta sẽ chỉ thấy những lá cờ mới tung bay trong gió”.
Có những người khác đã hiểu trong thời hạn mà bạn đã xác định : ba năm sau, vào năm 1978, họ phát hiện ra trên màn ảnh tivi của họ, một chiếc tàu mà tôi tin chắc mọi người đều nhớ tên – đó là tàu Hải Hồng -, họ vỡ lẽ ra, với chiếc tàu này, là người ta không chỉ có thể bỏ chạy khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa, mà người ta còn trốn chạy hàng hàng lớp lớp trên những con tàu đầy khẩm hàng trăm người, và ngày nay số người trốn chạy đó đã lên đến số hàng ngàn, hàng vạn.
Nhưng không phải ai cũng hiểu ra trong thời hạn đó. Tôi còn nhớ rất rõ, khi trở về sau chuyến công tác đầu tiên với tổ chức “Bác sĩ không biên giới” tại các trại tị nạn người Campuchia, người Việt Nam và người Lào, ở Thái Lan, tôi đã trình bày những gì đang xảy ra trong các trại tị nạn này, tôi đã cố giải thích rõ rằng những người trốn chạy khỏi Việt Nam, Campuchia hay Lào không phải là giai cấp tư sản mại bản đã bị tố cáo rầm rộ trong nhiều năm qua, và vẫn bị những chiến dịch ngụy tạo tin tức tiếp tục tố cáo, tôi còn nhớ là đã từng nhận được hàng chục lá thư, tôi còn nhớ đã bị công kích, như thường lệ, là đã bắt thang cho bọn phản động, là đã nối giáo cho những tên tư sản mại bản đang trốn chạy, những kẻ đã bị truất hữu một cách đích đáng.
Nhiều người khác đã mở mắt vào năm 1979, hoặc muộn hơn một chút, khi nước Campuchia bị xâm lược. Nhưng ở đây ta phải nhìn nhận rằng nhiều người vẫn chưa hiểu. Khi tổ chức “Bác sĩ Không Biên Giới (Médecins sans Frontières)”, do tôi điều hành lúc đó, tổ chức vào năm 1980, chiến dịch “Tuần hành cho sự tồn vong của Campuchia”, để xác nhận rằng người dân Campuchia đang bị dồn vào tình trạng chết đói cho mục tiêu giành chiến thắng, rằng lời dạy của Mao Trạch Đông đang được áp dụng - du kích ở trong dân như cá gặp nước -do đó muốn thanh toán du kích thì phải rút hết nước ra khỏi hồ cá và như thế phải ngừng nuôi ăn dân chúng.
Khi chúng tôi tổ chức chiến dịch “Tuần hành vì sự sống còn” này, để bảo vệ người dân Campuchia, nạn nhân của cuộc xâm lược và nạn nhân của nạn đói có tổ chức, một tờ báo lớn khác, được gọi là tờ báo buổi sáng hợp thời trang, cho chạy dài một tiêu đề suốt cả bề ngang của trang báo : "Bọn họ đã tuần hành cho Carter". Tôi xin để quý vị hình dung xem họ có thể viết những gì nếu vào thời điểm đó Tổng thống Hoa Kỳ không mang tên Jimmy Carter mà là Ronald Reagan.
Ngày nay, vào năm 1987, tôi tin rằng một số đông rộng lớn, hầu như một sự nhất trí, trong các nền dân chủ, đã hiểu. Tuy nhiên, ta lại chứng kiến gần đây, chỉ độ vài tháng trước, một loạt chương trình truyền hình có tác động rộng rãi trên dư luận, chiếu nhiều phóng sự về ba nước Đông Nam Á, Việt Nam, Campuchia và Lào, những phóng sự mà truyền hình Bắc Việt chắc không phủ nhận, những phóng sự có lẽ vẫn tiếp tục thuyết phục một số người đui mù nhưng vẫn xem truyền hình.

Suy xét thứ hai mà tôi muốn trình bày tiếp nối suy xét trước. Đó là câu hỏi : phải mất bao lâu để huy động một công luận khi đã hiểu ra sự thật ?
Câu hỏi này, Olivier Todd, bạn không có giải đáp trong tác phẩm của bạn, và ngày nay tôi cũng vậy, tôi không có giải đáp.
Những người biểu tình, hàng trăm ngàn, trên đường phố của các thủ đô ở phương Tây, từ năm 1965 đến năm 1975, chắc hẳn rất chân thành khi họ nghĩ đó là để bảo vệ các quyền căn bản của người Việt Nam, đặc biệt quyền được hưởng hòa bình. Tôi đã từng thuộc thành phần đó khi còn là sinh viên. Nhưng hôm nay họ ở đâu? Và nếu họ khẳng định họ biểu tình, chẳng hạn vào lúc đó, cho một cuộc giải phóng dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân, chống lại chủ nghĩa đế quốc, thì tôi hoàn toàn đồng ý với các lý do đó, nhưng tại sao hôm nay họ không biểu tình cho cuộc giải phóng dân tộc Campuchia, chống lại chiến tranh xâm lăng của Việt Nam ?
Giới trí thức Pháp và hầu hết các nhà bình luận ngày nay đều tin vào sự khác biệt giữa chế độ độc tài và chế độ toàn trị. Ngày nay, họ đồng ý với luận thuyết của Hanna Arendt [đặc biệt trong tác phẩm “le système totalitaire” (Hệ thống toàn trị), Le Seuil, Paris 1972], được Raymond Aron [đặc biệt trong tác phẩm “Démocratie et Totalitarisme” (chế độ dân chủ và chủ nghĩa toàn trị), Gallimard, Paris 1965] và nhiều người khác tiếp nối, cho rằng chế độ toàn trị tồi tệ hơn chế độ độc tài vì một số lý do nay đã được phổ cập [đặc biệt, Jeane Kirkpatrick, đại sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, xác định các chế độ độc tài tất yếu phải suy mòn bản chất do tác nhân sinh học, ngược lại các chế độ toàn trị hoàn toàn không bao giờ biến chất].
Tuy nhiên, nếu trong vòng 20 năm qua, dư luận và chính phủ các nước dân chủ đã thành công trong việc làm cho những người tự xưng là đồng minh về mặt địa chánh trị, hiểu rõ là họ chỉ có thể là đồng minh thực sự khi chính họ đã phục hoạt thể chế dân chủ, và nếu chúng ta đã đạt được thành tựu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trước tiên ở gần chúng ta, ở Nam Âu, và sau đó ở Nam Mỹ, ở châu Á hay ở những nơi khác, nhưng chúng ta phải nhìn nhận đã hoàn toàn thất bại ở mặt khác, không chỉ về thành quả mà còn về công cuộc huy động. Tại sao ?
Theo tôi, một trong những lý do là vì những vi phạm nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nghịch với cách thức chúng được báo cáo.
Các chế độ độc tài hơi mềm yếu, tuy có phạm pháp và nhũng lạm, nhưng lại cho phép các nhà điều tra, các quan sát viên ra vào trong nước, cho phép máy quay phim truyền hình thâm nhập, các chế độ này thường bị bêu xấu trước công luận một cách hung dữ hơn nhiều so với trường hợp của các chế độ độc tài, các chế độ toàn trị muôn phần tàn bạo hơn. Các chế độ này thấu hiểu rằng cách duy nhất để thoát khỏi sự lên án của dư luận là khoá chặt biên giới lại, không cho phép bất kỳ quan sát viên nào ra vào, thậm chí dùng thủ đoạn đe dọa, như hiện nay ở Afghanistan, đối với những người làm công tác thông tin. Và nếu có một bài học mà tôi ghi khắc từ kinh nghiệm 10 năm hoạt động với một tổ chức nhân đạo trên một số chiến trường và bên cạnh một số dân chúng đấu tranh chống lại chế độ độc tài hoặc chế độ toàn trị, thì đó là : chính ở những nơi im lìm, nặng nề nhứt, không tăm, không tiếng, nơi có tường thành dày đặc nhứt, là nơi mà ta phải khai triển nỗ lực tối đa. Và đó là trường hợp của Việt Nam ngày nay.

Suy xét thứ ba là về phương pháp của chủ nghĩa toàn trị cộng sản. Hiển nhiên, chủ nghĩa toàn trị này không hề đổi mới phương pháp của nó và nó luôn luôn đi qua các giai đoạn cũ.
Từ rất nhiều năm qua, ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nước ta, có một cuộc tranh luận để liệu xem ở Liên Xô có phải chủ nghĩa Stalin là điều tất yếu hay nó chỉ là một chệch hướng của chủ nghĩa cộng sản ?
Tôi nghĩ, nếu ta chịu khó ngước mắt lên trên Liên Xô, nhìn vào những gì đang xảy ra ở các quốc gia lấy Liên Xô làm khuôn mẫu, ta sẽ nhận chân là các phương pháp của chế độ cộng sản ở Liên Xô không mang tính đặc trưng, không có chuyện chệt hướng, tất cả các phương pháp của các nước cộng sản ở mọi nơi đều như nhau, và Việt Nam, xét cho cùng, là một ví dụ tuyệt vời của chủ nghĩa toàn trị ở thời kỳ sơ sinh. Ngày nay nó đã tiến hoá qua nhiều thập niên ở Liên Xô. Hiện ở Việt Nam, ta chứng kiến các giai đoạn ban đầu của nó, lặp lại chính xác những giai đoạn của bất kỳ chế độ toàn trị cộng sản nào.
Trước tiên là một thất bại kinh tế hiển hiện.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam vào 10 quốc gia nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 200 đô la. Toàn bộ dân số lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng : theo tổ chức Unicef, 40 % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn trung bình là khoảng 2000 calo mỗi ngày.
Thất bại kinh tế này, tất nhiên, có lý do. Lý do thông thường của các chế độ toàn trị: kế hoạch ngũ niên 1976 quá tải, với chánh sách phát triển công nghiệp nặng, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, mục tiêu tự cung tự cấp lương thực, như thường lệ. Quyết định tập thể hóa đất đai tàn bạo, như thường lệ, từ năm 77 đến 79, đã làm suy giảm trầm trọng sản lượng nông nghiệp. Chánh sách dịch chuyển dân số ồ ạt, như thường lệ với chánh sách thành lập các Khu kinh tế mới. Chiến dịch ồ ạt chống tư thương, như thường lệ, vào năm 1978.
Thất bại kinh tế, một lần nữa, như thường lệ, đi đôi với đàn áp. Một trong những diễn giả tại hội thảo này, Jacqueline Desbarats, có lẽ sẽ cho chúng ta biết đầy đủ điều đó. Nghiên cứu của bà dẫn đến kết luận ít nhứt 65.000 người đã bị thủ tiêu ở đất nước này kể từ năm 1975. Hàng ngàn, hàng vạn tù nhân chính trị ngày nay được nhiều người biết đến, kể từ khi Đoàn Văn Toại xuất bản cuốn sách của ông, cách đây vài năm, về trại lao cải Việt Nam. Và báo chí, hôm qua, hằng ngày vẫn mang đến cho ta bằng chứng đàn áp vẫn tiếp diễn và đấy là dấu hiệu cho thấy cuộc đối kháng cũng tiếp diễn.
Mẫu số chung thứ ba của tất cả chế độ toàn trị là chánh sách bành trướng. Bành trướng theo phương hướng gây hấn. Jaurès đã có nhận xét : “chủ nghĩa tư bản mang chiến tranh trong bản thân, như đám mây dày đặc mang theo bão tố”. Ngày nay chúng ta biết rằng chủ nghĩa xã hội mang trong bản thân, chiến tranh, khốn khổ và tàn phá như đám mây dày đặc mang theo bão tố. Ta cũng đã nghe nói chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tối cao của chủ nghĩa tư bản, thế thì nay ta lại biết được ở Đông Âu, ở Đông Nam Á, ở Afghanistan và ở các nơi khác trên thế giới, chủ nghĩa đế quốc ngày nay là giai đoạn tối cao của chủ nghĩa xã hội.
Các cuộc xâm lược này, các cuộc thôn tính này, các cuộc chiến này đi kèm với những cuộc chiếm đóng cực kỳ tàn bạo, và các chiến lược du kích, như tôi đã đề cập lúc nãy, được thực hiện theo phương cách mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử.
Một điểm chung cuối cùng : tôi không biết quý vị có để ý không, các chế độ cộng sản, khi cướp được quyền, luôn luôn thiếu may mắn, chúng không được thần thánh phù hộ, vì, ngay sau khi chúng lên nắm quyền ở một nước này hay ở một nước khác, một loạt thảm họa khí hậu giáng xuống đất nước đó. Các thảm họa khí hậu hàng năm lý giải sự thất mùa ở Liên Xô khiến kế hoạch quốc gia không đạt được mục tiêu. Ối chà, kể từ khi cộng sản nắm quyền ở Việt Nam vào năm 1975, chưa một năm nào trôi qua mà không có bão tố, hạn hán, lũ lụt làm sản lượng mùa màn giảm hụt buộc chánh quyền phải nhờ vào viện trợ lương thực của các nước dân chủ phương Tây để thay thế nó.
Và đây là điểm sau cùng : sự ngây ngô của người phương Tây khi đối mặt với một số vi phạm, với một số hiện tượng ngụy tạo tin tức. Tôi không nói lại về sự ngây ngô này trong thời chiến. Nhưng sau chiến tranh, sự ngây ngô vẫn tiếp diễn. Người ta giải thích rằng các thất bại kinh tế chính là do chiến tranh gây ra, nhưng mà vào thời cực điểm của chiến tranh, ít nhất một nửa đất nước, miền Nam Việt Nam lại giàu có hơn nhiều so với tình trạng sau chiến tranh. Người ta có thể phản bác rằng vào thời điểm đó chắc chắn là nhờ vào trợ cấp của một số quốc gia phương Tây. Lập luận này vẫn không giải thích được vì sao thu hoạch của mùa màng lúa gạo và của mùa màng các loại cây trồng khác, của hoạt động đánh cá và của các tài nguyên khác, lại sụt giảm thảm thiết, không phải trong thời chiến tranh mà là trong thời sau chiến tranh. Người ta cũng đã giải thích dai dẳng - và nhiều người đã tin, trong nhiều năm, đó là sự thật - rằng thuyền nhân [Việt nam], rằng người Miên tị nạn, như tôi đã nói lúc nãy, không phải xuất phát từ toàn dân mà chỉ là một thiểu số biệt đãi đã cộng tác [với ngoại ban] trước đây. Người ta còn giải thích nhiều điều khác nữa, trong lãnh vực viện trợ lương thực, “Ủy ban Nga Toàn Diện” viện trợ cứu giúp dân chúng bị nạn đói, đã được tiếp nối với các ủy ban khác ở các nước khác. Ngày nay, ở Đông Nam Á, hiện tượng đó được tiếp diễn và các điều khoản tương tự được áp dụng cho những phe ủng hộ viện trợ nhân đạo để họ đóng góp vào viện trợ cho các nước này, bề ngoài có vẻ không thiên vị, nhưng kỳ thực là một sự không thiên vị tiêu cực chứ không tích cực, bởi không hề có nỗ lực tìm hiểu sâu xa nguyên do của hiện thực nguy khốn về mặt nhân đạo này.

Suy xét thứ tư mà tôi muốn trình bày là suy xét về điểm : không phải vì ta nhỏ bé mà đương nhiên ta là người tốt.
Và điểm này, tôi nghĩ, chúng ta đã phải mất 30 năm mới hiểu ra được.
Từ Fidel Castro ở Cuba đến phong trào Sandinít ở Ni-ca-ra-goa (Nicaragua), qua Mặt trận Dân tộc Giải phóng Việt Nam, giờ đây chúng ta đã thấy ra rằng - trong khi trước đây chúng ta có xu hướng nhắm mắt đưa chân - một lực lượng du kích có thể chính nó trong bản chất là toàn trị.
Từ nay, chúng ta đã thấy rõ cần phải phán xét ngay từ trong bưng biền chớ không phải đợi đến lúc họ chiếm đoạt được chánh quyền mới chắt lưỡi cắn môi hối tiếc.
Chúng ta đã biết được rằng không thể nhắm mắt thông qua vì cho rằng đây là một cuộc chiến vì chánh nghĩa hoặc bởi chúng ta có thể làm tuyệt vọng “Billancourt” [ám chỉ giai cấp công nhân thợ thuyền, Billancourt là quận hạt nằm cạnh thủ đô Paris, nơi, lúc bấy giờ, được thiết lập xưởng xe hơi hàng đầu của công ty Renault với rất đông công nhân làm việc và cũng là nơi tựu tập của những cuộc biểu tình lớn của giới công nhân ở Pháp], bằng không chúng ta sẽ dọn đường cho những thảm họa khủng khiếp nhứt trong tương lai.
Chúng ta đã biết được rằng nạn nhân của ngày hôm nay thường là những đao phủ của ngày mai, và đào sâu hơn một chút, chúng ta sẽ phát hiện thêm rằng những đao phủ của ngày mai thường đã là những đao phủ của ngày hôm nay, đội lốt đại diện của nạn nhân mà chúng khai thác cho mục tiêu của chúng.
Hiển nhiên, suy xét này sẽ không có ích lợi gì đối với tất cả những người hôm nay, trên thế giới, bị áp bức bởi những kẻ khoác vai trò giải phóng họ. Ít ra, phán xét này có thể thôi thúc chúng ta đừng ủng hộ đồng bọn của chúng trong tương lai, ít ra, tôi mong nó có thể khiến chúng ta đề cao cảnh giác để không dọn đường, với tất cả thiện chí, cho những áp bức khác.

Và phán xét thứ năm của tôi sẽ tiếp nối một trong những câu hỏi mà ông đã đặt ra trước đây, ông Trần Văn Tòng, và đây cũng là chủ đề của một phát biểu tại hội thảo này, do đó tôi xin nói ngắn gọn ở đây.
Chủ nghĩa cộng sản, ông nêu lên câu hỏi, có thể thối chuyển được không ? hay ít nhất có thể đẩy lùi được không ? Tôi cảm thấy chúng ta có thể sẽ là những người đầu tiên chứng kiến sự kiện đó.
Và tôi xin trấn an ngay những ai có thể e rằng tôi là một trong những kẻ khờ dại, sẵn sàng tin ngay vào vài múa máy của cấp lãnh đạo của các chế độ toàn trị hay của đồng minh của họ trên thế giới. Tôi cũng đã biết tự cảnh giác. Tôi không hề coi trọng các đề nghị của Liên Xô, ví dụ như rút khỏi Afghanistan, theo cách đã được trình bày, hoặc các đề nghị của chánh phủ Phnôm Pênh được đưa ra cách đây vài ngày để Hoàng tử Sihanouk giữ một vị trí cao trong chính phủ. Đương sự đã giải thích công khai rằng ông không có ảo tưởng nào về đề nghị này. Tôi cũng không có ảo tưởng nào về những cuộc rút quân giả vờ được quảng cáo rầm rộ, đó chỉ là những cuộc thay quân. Tôi không ảo tưởng về các chương trình hòa giải dân tộc được tung ra, kỳ thực đó chỉ là đề nghị quy hàng vô điều kiện. Tất cả những điều này, tất nhiên, chúng ta đều biết rõ, chỉ là thủ đoạn trình diễn sự kiện, đó không phải là hiện thực.
Không ! điều tôi muốn nhấn mạnh, điều tôi tin là không thể phủ nhận, đó là ngày nay trên thế giới, mặc dù hàng loạt công cụ đã được áp dụng như chiến tranh, đàn áp đại quy mô, vũ khí lương thực, áp lực ngoại giao, ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ nghĩa toàn trị cộng sản, lần đầu tiên, đã không thể kìm hãm được đối lập. Tệ hại hơn nữa, các nhà lãnh đạo của nó đang ở trong một tình thế nan giải, hoặc về mặt quân sự trực tiếp như ở Afghanistan, hoặc vì sự kéo dài của một cuộc xung đột, tuy không đe dọa trực tiếp đến họ, nhưng đòi hỏi những nỗ lực mà họ khó có thể theo đuổi, như ở Campuchia. Và đấy không phải là những trường hợp duy nhứt. Phải cần nhiều điều kiện khác để những khó khăn này, khiến các nước toàn trị phải chùn chân, biến thành bước lùi. Một trong những điều kiện đó là quyết tâm của các nền dân chủ. Làm thế nào chúng ta có thể khẳng định hôm nay, với các người bạn Đông Dương có mặt ở đây, rằng quyết tâm đó là tuyệt đối, không có sơ suất, khi ta nhìn lại quá khứ gần đây.
Tôi sẽ không mạo hiểm xác định quyết tâm tuyệt đối đó. Nhưng tất cả những gì mà tôi có thể khẳng định, là tôi ước mong chúng ta noi theo tấm gương của họ. Tấm gương của những người kháng chiến ngày nay ở biên giới Thái Lan, trong những điều kiện khó khăn khủng khiếp. Tấm gương của những người quyết chí kháng chiến trong những điều kiện còn khó khăn hơn nữa như Trần Văn Bá đã làm.
Trần Văn Bá đã ra sao ? Liệu anh có còn sống sót trong một hố sâu của trại lao cải ở Việt Nam không? Có phải anh đã bị tra tấn đến chết ? Có phải anh đã bị hành quyết? Hai giả thuyết cuối cùng không may là giả thuyết có thể xảy ra nhứt. Vậy thì, xin cho phép tôi cầu mong cuộc hội thảo này, bên trên tất cả các phát biểu sẽ được trình bày, là cơ hội để vinh niệm anh, một người đã cống hiến cuộc đời mình cho giá trị tự do mà anh đã cưu mang.
Xin cảm ơn rất nhiều.

Trần Văn Tòng phiên dịch

Nguyên tác tiếng Pháp

Monsieur le Président,
Mesdames, Messieurs,

Le colloque que vous organisez aujourd’hui coïncide, comme vous l’avez rappelé tout à l’heure, Monsieur Tran Van Tong, presque jour pour jour, avec le 15e anniversaire des Accords de Paris de janvier 1973, signés ici même et destinés à rétablir la paix en Indochine.
Il est instructif, je pense, de se référer à certains des articles de ces accords. C’est instructif et ce serait probablement quelque chose qui prêterait à sourire, si la réalité aujourd’hui n’était pas aussi grave. Permettez-moi, si vous le voulez bien, de commencer en vous citant deux ou trois passages de ces accords de Paris.

Article 3 – Les parties au présent accord s’engagent à maintenir le cessez-le-feu et à assurer une paix durable et stable.
Article 9a – Le droit du peuple sud-vietnamien à l’autodétermination est sacré, inaliénable et sera respecté par tous les pays.
Article 9b – Le peuple sud-vietnamien décidera lui-même de l’avenir politique du Sud-Vietnam grâce a des élections générales véritablement libres et démocratiques sous surveillance internationale.
Article 15 – La réunification du Vietnam sera réalisée étape par étape, par des moyens pacifiques, sur la base de discussions et d’accords entre le Nord et le Sud-Vietnam, sans coercition ni annexion de la part de l’une ou l’autre des parties et sans ingérence étrangère. Le moment de la réunification sera décidé d’un commun accord par le Nord et le Sud Vietnam.

Comme vous le voyez, c’est un texte qui aujourd’hui prêterait à sourire si, malheureusement, nous n’avions pas depuis assisté à une série de tragédies.
L’immense majorité des personnes qui vont intervenir à ce colloque ont été des acteurs, ou des témoins directs des événements qui ont précédé ou qui ont suivi ses accords. J’en ai, pour ma part, une connaissance beaucoup plus modeste, beaucoup plus tardive et indirecte. Mais vous m’avez néanmoins demandé de prononcer quelques mots en ouverture de ce colloque et je voudrais vous dire que j’en suis heureux. J’en suis heureux à deux titres. Tout d’abord pour l’honneur que vous me faites, de m’inviter à m’exprimer devant vous, et ensuite parce que cela me permet de vous dire, dès avant les travaux que vous allez organiser, que ce colloque a déjà enregistré un premier succès puisqu’il dérange.
Depuis plusieurs mois, des pressions, venant de pays que vous pouvez facilement imaginer, se sont multipliées auprès du Quai d’Orsay pour que je renonce à apporter une aide financière au colloque d’aujourd’hui, et ensuite, pour que je renonce à y prendre la parole et à y représenter le gouvernement français. C’est la preuve que votre réunion ne plaît pas à tout le monde, c’est la preuve qu’on en parle là où vous souhaitez notamment que l’on en parle. Si elle ne plaît pas à tout le monde, c’est bien sûr, je crois que ce colloque va marquer ce 15e anniversaire d’une pierre noire. Ces 15 dernières années ont été marquées par la permanence d’une tragédie dont les conséquences ne cessent d’affecter les hommes, les femmes et les enfants du Vietnam, de leur dénier les droits les plus élémentaires et c’est probablement à ce titre que vous avez souhaité que le Secrétaire d’État aux droits de l’homme dise quelques mots.
Je voudrais me borner à quelques réflexions dans ce domaine, en laissant les analyses historiques, les analyses politiques à de plus compétents que moi.

La première de ces réflexions concernera, tout d’abord, la réaction des démocraties occidentales, l’interrogation sur les démocraties occidentales, face à la prise de conscience de la tragédie que représente un régime totalitaire. Combien de temps faut-il pour que dans ces démocraties on s’aperçoive de cette tragédie ?
Cher Olivier Todd, vous dites dans le livre « Cruel Avril » que vous venez de publier on aura mis 40 ans à voir le goulag en URSS, 30 pour le reconnaître en Chine, trois années ont suffi pour repérer le phénomène concentrationnaire dans l’ensemble du Vietnam. Et je suis d’accord avec vous pour constater que c’est un progrès, aujourd’hui on se rend compte des choses un peu plus rapidement.
Mais peut-être, me semble-t-il, êtes-vous encore un peu trop optimiste. Il est vrai que certains ont compris, dès 1975. Et lorsque j’ai vu un certain nombre de mes amis revenir de Saigon, un certain nombre de mes amis qui croyaient, en allant là-bas, assister à une libération nationale, et qui ont perdu brusquement leurs illusions en voyant les chars nord-vietnamiens, les chars d’un pays qui était était en train d’envahir un autre pays, arriver dans les rues de Saigon. Certains d’entre eux ont commencé à comprendre. Ils n’ont pas mis trois ans, ils ont compris presque tout de suite. Mais, reconnaissons-le, ils étaient bien un peu nombreux. Le représentant de ce qu’il est convenu d’appeler un grand journal du soir à Saigon, à ce moment-là, écrivait alors : « demain l’histoire gardera le souvenir de ce moment qui libère un pays du pire des esclavages, celui des armes, de la violence, de la haine. On n’entendra que la clameur de joie. On ne verra que les drapeaux neufs claquant au vent. » D’autres ont compris dans le délai que vous indiquez : trois ans plus tard en 1978, en découvrant devant leurs écrans de télévision, ce bateau dont tout le monde, je crois, se rappelle le nom – il s’appelait le Hai Hong –, en découvrant avec ce bateau que, non seulement on pouvait fuir le paradis socialiste, mais qu’on pouvait le fuir par paquebot entier, en emmenant des centaines de personnes, ils sont aujourd’hui des milliers, des dizaines de milliers.
Mais tout le monde n’avait pas encore compris à cette date. Je me rappelle très bien, lorsque je suis revenu de ma première mission avec Médecins Sans Frontières dans les camps de réfugiés cambodgiens vietnamiens et laotiens, en Thaïlande, et que j’expliquais ce qui se passait dans ces camps de réfugiés, que j’essayait d’expliquer que ceux qui fuyaient le Vietnam, le Cambodge ou le Laos, n’étaient pas la bourgeoisie compradore que l’on dénonçait abondamment depuis un certain nombre d’années et que la désinformation continuait de dénoncer, je me rappelle avoir reçu des dizaines et des dizaines de lettres, je me rappelle avoir été pris à partie en disant, comme d’habitude, que je faisais le jeu des réactionnaires, que je faisais le jeu de ces mêmes bourgeois qui fuyaient et qui avaient été légitimement expropriés.
D’autres ont compris en 1979, ou un peu plus tard, au moment de l’invasion du Cambodge. Mais là aussi je crois que force est de reconnaître que beaucoup n’avaient pas encore compris. Lorsque Médecins Sans Frontières, que je dirigeais à l’époque, organisait en 1980, « La marche pour la survie du Cambodge », afin de dire : on est en train d’affamer la population cambodgienne pour gagner la guerre, on est en train d’appliquer le précepte de Mao-Tsé-Tung – la guérilla est dans la population comme un poisson dans l’eau – eh bien, pour en finir avec la guérilla, il faut vider le bocal et, par conséquent, il faut arrêter de nourrir la population.
Lorsque nous avons organisé cette marche pour la survie, afin de défendre le peuple cambodgien, victime de l’invasion et victime de la famine organisée, un autre grand journal celui-là qu’il est convenu d’appeler un grand journal branché du matin titrait : « ils marchaient pour Carter », sur toute la longueur de la page. Je vous laisse à penser ce qu'on aurait dit si à l'époque le président des États-Unis ne s’appelait pas Jimmy Carter mais déjà Ronald Reagan.
Aujourd’hui, en 1987, je crois qu’une large majorité, une quasi-unanimité dans les démocraties a compris. Mais il se trouve que l’on peut encore assister, comme on l’a vu récemment il y a seulement quelques mois, à des émissions de télévision qui touchent le plus large public, et qui font des reportages sur les trois pays du Sud-Est asiatique, le Vietnam, Cambodge et le Laos, des reportages que la télévision nord-vietnamienne ne désavouerait pas et que probablement ils continuent à convaincre un certain nombre d’aveugles qui regardent quand même la télévision.

La deuxième réflexion à laquelle je voudrais me livrer continue la première. C’est la question qui consiste à demander combien de temps faut-il à l’opinion, une fois qu’elle a compris, pour se mobiliser. Et à cette question, Olivier Todd, vous n’avez pas de réponse dans votre livre et moi non plus je n’en ai pas aujourd’hui. Les centaines de milliers de manifestants qui ont parcouru les rues des capitales occidentales, de 1965 à 1975, pour défendre les droits des Vietnamiens, et notamment le droit à la paix, étaient sans doute sincères. J’en ai fait partie quand j’étais étudiant. Mais où sont-ils aujourd’hui ? Et qu’ils nous disent qu’ils manifestaient par exemple à l’époque pour la libération nationale et contre le colonialisme ou l’impérialisme, je suis d’accord avec ces motivations, mais pourquoi ne sont-ils plus aujourd’hui dans la rue pour la libération nationale du Cambodge, contre l’invasion vietnamienne de ce pays ?
L’intelligentsia française, la plupart des commentateurs sont aujourd’hui majoritairement persuadés que les régimes autoritaires et les régimes totalitaires sont différents. Ils sont aujourd’hui d’accord avec la thèse de Hanna Arendt repris par Raymond Aron et d’autres, pour dire que les seconds sont pires pour un certain nombre de raisons qui sont aujourd’hui bien connues.
Mais il n’en reste pas moins que si, au cours des 20 dernières années, les opinions publiques, les gouvernements des pays démocratiques ont réussi à faire comprendre à ceux qui se prétendaient leurs alliés sur le plan géopolitique qu’ils ne seraient leurs véritables alliés que lorsque eux-mêmes seraient redevenus des démocraties, si nous avons obtenu des succès dans beaucoup de pays du monde, et d’abord près de nous, en Europe du Sud, puis en Amérique du Sud, en Asie ou ailleurs, il faut bien reconnaître que, de l’autre côté, l’échec non seulement des résultats mais de la mobilisation a été total.
Pourquoi ? Une des raisons me semble être que les violations des droits de l’homme dans les différents pays du monde sont en proportion inverse de la façon dont elles sont relatées. Des dictatures un petit peu molles, qui certes perpètrent des exactions mais qui laissent pénétrer des enquêteurs, qui laissent pénétrer des observateurs, qui laissent pénétrer des caméras de télévision, sont régulièrement clouées au pilori d’une manière beaucoup plus brutale que les dictatures, que les régimes totalitaires les plus violents, qui ont compris depuis longtemps que la seule façon d’échapper à la vindicte de l’opinion publique, c’était de fermer hermétiquement leurs frontières et de ne laisser pénétrer aucun observateur, voire de proférer des menaces, comme on en voit actuellement en Afghanistan, à l’égard de ceux qui voudraient tenter d’informer. Et s’il y a une seule leçon dont je me souviens, dans mon expérience de 10 ans au sein d’une organisation humanitaire qui s’est rendue dans un certain nombre de terrains de guerre et auprès d’un certain nombre de populations luttant contre les régimes dictatoriaux ou totalitaires, c’est que là où le silence est le plus lourd, là où la muraille est la plus épaisse, qu’il faut faire porter l’effort maximum. Et c’est aujourd’hui le cas du Vietnam.

La troisième réflexion est une réflexion sur les méthodes du totalitarisme communiste.
Je crois qu’il est évident que ce totalitarisme n’a pas renouvelé ses méthodes, et qu’il passe toujours par les mêmes stades. Il y a une discussion qui existe depuis des années et des années, notamment dans notre pays, pour savoir si en URSS le stalinisme était inéluctable ou si c’était une déviation du communisme. Je crois que si l’on prenait la peine de lever un peu le nez de l’URSS et de regarder ce qui se passe dans les pays qui l’ont pris pour modèle, on s’apercevrait que les méthodes du régime communiste en URSS ne sont pas spécifiques, ne sont pas une déviation mais qu’elles sont les mêmes et que le Vietnam, après tout, est un excellent exemple de ce totalitarisme à l’état naissant. Aujourd’hui il a évolué depuis des dizaines d’années en URSS. Au Vietnam nous assistons à ses premières phases et il répète exactement celles qui sont les phases de tout régime totalitaire communiste.
Tout d’abord, un échec économique évident. Les statistiques données aujourd’hui par la Banque mondiale placent le Vietnam parmi les 10 pays les plus pauvres du monde, avec un revenu d’environ 200 $ par habitant, la sous alimentation touche l’ensemble de la population, selon l’Unicef, 40 % des enfants de moins de cinq ans souffrent de malnutrition, la ration alimentaire moyenne est d’environ 2000 calories par jour. Cet échec économique, bien entendu elle a des raisons. Les raisons habituelles des régimes totalitaires : le plan quinquennal démesuré de 1976, avec le développement de l’industrie lourde, la mécanisation de l’agriculture, l’objectif d’autosuffisance alimentaire autarcique, comme d’habitude. La collectivisation brutale des terres, comme d’habitude, entre 77 et 79, qui a entraîné une chute brutale de la production agricole. Les déplacements massifs de population, comme d’habitude, avec la création des Nouvelles Zones Économiques. La campagne massive contre le commerce privé, comme d’habitude, en 1978.
L’échec économique qui s’accompagne, là aussi, comme d’habitude, de la répression. Un des intervenants à ce colloque, Jacqueline Desbarats, nous en parlera probablement plus longtemps. Ses travaux ont abouti à la conclusion qu’au minimum 65 000 exécutions avaient eu lieu dans ce pays depuis 1975. Des dizaines et des dizaines de milliers de détenus politiques sont aujourd’hui bien connus, depuis que Doan Van Toai a publié son livre, il y a quelques années, sur le goulag vietnamien. Et les journaux, ceux d’hier encore nous apportent, tous les jours, la preuve que la répression continue et que d’ailleurs ceci est le signe que la résistance, elle aussi, continue. Le troisième point commun de tous les totalitarismes, c’est l’expansion. L’expansion par des voies belliqueuses. « Le capitalisme porte en lui la guerre comme la nuée porte l’orage » disait Jaurès. Aujourd’hui, nous savons que le socialisme porte en lui la guerre, la misère et la destruction comme la nuée porte en elle l’orage. Nous avions aussi entendu dire que l’impérialisme était le stade suprême du capitalisme, eh bien, nous avons appris en Europe de l’Est, en Asie du Sud-Est, en Afghanistan ou ailleurs dans le monde, que l’impérialisme est aujourd’hui le stade suprême du socialisme, que ces invasions, que ces annexions, que ces guerres s’accompagnent d’occupations particulièrement brutales, que les stratégies de lutte antiguérilla, j’en ai fait allusion tout à l’heure, sont menées d’une façon dont on n’avait pas encore l’habitude dans l’histoire.
Et puis, un dernier point commun. Je ne sais pas si vous l’avez remarqué, mais les régimes communistes, lorsqu’ils prennent le pouvoir, n’ont pas de chance, ils ne sont pas bénis des dieux, puisque, dès qu’ils arrivent au pouvoir dans un pays ou dans un autre, une série de catastrophes climatiques s’abat sur ce pays. Des catastrophes climatiques annuelles expliquent les mauvaises récoltes en URSS qui font qu’on n’arrive pas à remplir les objectifs du plan. Eh bien, depuis qu’il y a, au Vietnam, un gouvernement communiste en 1975, il ne s’est pas passé d’année sans qu’un typhon, une sécheresse, des inondations ne produisent une récolte absolument insuffisante et que l’on ne soit obligé de recourir à l’aide alimentaire des pays démocratiques, des pays occidentaux pour la remplacer.
Et puis, le dernier point commun peut-être, c’est la naïveté des occidentaux devant un certain nombre de transgressions, devant un certain nombre de phénomènes de désinformation. Je ne reviens pas sur cette naïveté pendant la guerre. Mais après la guerre cette naïveté a continué. On nous a expliqué des échecs économiques justement par cette guerre, alors même que pendant les plus forts moments de la guerre, la moitié au moins du pays, le Sud-Vietnam était beaucoup plus riche qu’il ne l’a été après la guerre. On peut nous dire qu’à l’époque il s’agissait probablement des subversions versées par un certain nombre de pays occidentaux. Ceci n’explique pas le fait que les récoltes de riz et d’autres récoltes, que la pêche et d’autres ressources, aient brutalement chuté non pas pendant la guerre mais après la guerre. On nous a expliqué pendant longtemps aussi, et beaucoup y ont cru pendant des années, que les boat-people, que les réfugiés cambodgiens, comme je l’ai dit tout à l’heure, ça n’était pas l’ensemble de la population mais c’était une petite fraction privilégiée qui avait collaboré auparavant. On nous a expliqué beaucoup d’autres choses, dans le domaine de l’aide alimentaire, le comité panrusse d’aide aux affamés a été suivi par d’autres comités, dans d’autres pays. Aujourd’hui, en Asie du Sud-Est, ça continue et les mêmes termes sont à appliquer aux tenants de l’aide alimentaire pour leur faire contribuer à l’aide à ces pays, d’une façon tout à fait neutre en apparence, et en fait d’une façon qui est une neutralité passive et non pas une neutralité active, puisqu’on ne cherche pas à savoir ce qui se passe en profondeur et quelles sont les causes de ces détresses humanitaires.

La quatrième réflexion que je voudrais faire, c’est la réflexion qui consiste à dire que ce n’est pas parce que l’on est petit que l’on est bon. Et cela, je crois que nous avons mis 30 ans à le comprendre.
De Fidel Castro à Cuba au sandinistes nicaraguayens, en passant par le Front National de Libération du Vietnam, nous avons désormais appris, alors que nous avions tendance à fermer les yeux auparavant, qu’une force de guérilla pouvait être elle-même totalitaire. Nous avons appris désormais qu’il faut juger dès les maquis, et que ce n’est pas une fois la prise de pouvoir effectuée qu’il faut se mordre les doigts. Nous avons appris qu’il n’est pas possible désormais de fermer les yeux sous prétexte que le combat est juste ou parce qu’on risque de désespérer Billancourt, parce que sinon on prépare demain les pires des catastrophes. Nous avons appris qu’il fallait savoir que les victimes d’aujourd’hui sont souvent les bourreaux de demain, et en creusant un peu plus nous aurions découvert d’ailleurs que les bourreaux de demain sont souvent déjà les bourreaux d’aujourd’hui qui ont réussi à se faire passer pour des authentiques représentants des victimes alors qu’ils ne font que les utiliser pour leur propre fin.
Évidemment, cette réflexion ne servira à rien, à tout ceux qui sont aujourd’hui, dans le monde, opprimés par ceux qui se présentent comme leurs libérateurs. Au moins cette réflexion pourrait-elle nous inciter à ne pas soutenir leurs semblables demain, au moins, j’espère, pourra-t-elle nous rendre vigilants pour ne pas préparer en toute bonne foi de nouvelles oppressions.

Et puis, ma cinquième réflexion reprendra une des questions que vous posiez tout à l’heure, Monsieur Tran Van Tong, et qui fait l’objet d’une communication à ce colloque, c’est pourquoi je serai bref à ce sujet, le communisme, vous demandiez-vous, est-il réversible ou, au moins, le communisme peut-il reculer.
J’ai l’impression que nous risquons d’être les premiers à le voir. Et je voudrais tout de suite rassurer ceux qui pourraient craindre que je fasse partie des naïfs, prêts à prendre pour argent comptant les moindres gestes des dirigeants des pays totalitaires ou de leurs alliés dans le monde. Moi aussi, j’ai appris à me méfier et je ne veux pas dire par-là que je prends au sérieux les propositions soviétiques, par exemple, de retrait d’Afghanistan, telles qu’elles sont exprimées, ou les propositions du gouvernement de Phnom-Penh faites il y a quelques jours au prince Sihanouk d’un poste élevé dans le gouvernement. Le principal intéressé a d’ailleurs expliqué publiquement qu’il ne se faisait pas non plus d’illusions à ce sujet. Je ne me fais pas non plus d’illusions sur les pseudos retraits de troupes que l’on nous présente à grands renforts de publicité et qui sont en fait des rotations. Je ne me fais pas d’illusions sur les programmes de réconciliation nationale que l’on nous propose et qui sont en fait des propositions de ralliement inconditionnel. Tout cela, bien entendu, nous le savons aussi, c’est une présentation des faits, ce n’est pas la réalité.
Non, ce dont je veux parler, et cela je crois que c’est indéniable, c’est qu’aujourd’hui dans le monde, malgré l’usage de la guerre, de la répression à grande échelle, de l’arme alimentaire, des pressions diplomatiques, dans plusieurs pays du monde, le totalitarisme communiste n’a pas réussi, pour la première fois, à mettre au pas son opposition. Pire pour lui, que ses dirigeants sont dans une situation délicate, soit sur le plan directement militaire comme en Afghanistan, soit parce que la prolongation d’un conflit, qui ne les menace pas directement, leur impose des efforts qu’ils peuvent difficilement prolonger comme au Cambodge. Et ce ne sont pas les seuls exemples. Il faudra encore bien d’autres conditions pour que ces difficultés, qui obligent les pays totalitaires à marquer le pas, se transforment en recul. L’une de ces conditions c’est la détermination des démocraties. Comment affirmer aujourd’hui à nos amis indochinois présents qu’elle sera sans faille, lorsqu’on examine le passé récent. Je ne me risquerai pas à l’affirmer. Mais tout ce qui me paraît possible d’affirmer, c’est que je souhaite que nous nous inspirions de leur exemple. De l’exemple de ceux qui résistent aujourd’hui à la frontière de la Thaïlande, dans des conditions épouvantablement difficiles. De ceux qui ont décidé de résister dans des conditions encore plus difficiles, comme l’avait fait Tran Van Ba.
Qu'est-il devenu ? Est-il encore en vie dans un cul-de-basse-fosse du goulag vietnamien ? A-t-il été torturé à mort ? A-t-il été exécuté ? Les deux dernières hypothèses sont malheureusement les plus probables. Eh bien, permettez-moi de souhaiter que ce colloque serve, au-delà de toutes les communications qui seront faites, à honorer sa mémoire, celle d’un homme qui a accepté de donner sa vie à la liberté à laquelle il croyait.
Merci beaucoup.