Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân
thuộc Mặt Trận Thống Nhất
các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã bị "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao"
của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.
Nhà hát lớn Sàigòn |
Phiên tòa xảy ra tại Nhà Hát
lớn Sàigòn tức tòa nhà Hạ Viện cũ của thời Việt Nam Cộng
Hòa, một phần của cơ sở còn được biến thành khu vực triển
lãm các "chiến lợi phẩm" tịch thu được từ các kháng
chiến quân. Nhà cầm quyền còn cho phóng thanh diễn tiến vụ án tại
công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc nhau ngồi theo
dõi. |
Trong bản Cáo trạng đọc trước toà,
công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng 1/81, cơ quan an ninh
cộng sản đã phát hiện một "tổ chức gián điệp" xâm
nhập vào Việt Nam. Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch
của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông
Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông
Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ
trách lực lượng vũ trang trong nước. Mặt khác, Trung quốc thì bị
tố là đã tài trợ mạnh mẽ các hoạt động của "tổ chức
gián điệp" và các lực lượng tình báo của Thái Lan và Hoa
Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào "âm mưu phá
hoại". Tết 1983, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt được Hồ
Tấn Khoa, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Ngọc Hòa thuộc tổ chức "Hòa
Giải Quốc Tế" gần với Cao Đài giáo. Những người bị bắt bị
nghi là thông đồng với các ông Túy Hạnh để "cướp chính
quyền" ở một số tỉnh miền tây. Con trai ông Khoa là Hồ Thái
Bạch sau đó thay thế cha trong chức vụ đồng chủ tịch.
Công tố viên cộng sản cho
biết có 10 toán gián điệp đã được tung vào trong nước tính từ
đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường
bộ từ tỉnh Trat ở Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị
bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc với lực lượng của Hòa
Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường
biển hồi đầu tháng 9/84 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh,
Trần Văn Bá. Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển.
Tổng cộng, có tất cả 119 người đã bị bắt giam hoặc giết chết. |
Các kháng chiến quân
trước tòa |
Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng
toán thứ 10 nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp để mổ gấp nên
đã thoát nạn. Ngày 27 tháng 12, 1984, ông tổ chức họp báo tại
Paris với tư cách là ủy viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất
các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Theo nguyệt san Nhân
Bản số tháng 1/01/85 phát hành tại Paris, ông Túy xác nhận một số
chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Một trận đánh lớn
đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt
cộng. Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng
có Trung Hoa, Thái Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách
mạng. Súng đạn do chính cán bộ cộng sản cung cấp hoặc bán lại.
Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản. Mặt Trận
không có căn cứ ở ngoại quốc, hoạt động ở Nam và Trung phần
và tổ chức đí kháng tiêu cực, không tổ chức đánh lớn. Điểm
duy nhất đúng trong bản Cáo trạng của cộng sản là Mặt Trận dự
định tổ chức một vụ lớn và mạnh trong năm 1985. Vũ khí dùng để
bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sàigòn.
Ngay từ phiên xử đàu tiên, nhà cầm
quyền cộng sản đã cho thấy các bản án đã được sắp xếp sẵn.
Sự hiện diện của các luật sư quốc doanh bên cạnh các bị cáo chỉ
là một sắc thái cố hữu của các phiên tòa trong các chế độ
cộng sản trên khắp thế giới. Làm sao có thể tin tưởng các luật
sư do chế độ chỉ định khi ngay từ đầu những người này đã chấp
nhận lời cáo buộc các thân chủ của họ "phản bội lại tổ
quốc", "chống phá cách mạng" và cuộc biện hộ của họ
chỉ xoay quanh việc xin nhà nước khoan hồng !
Ông Huỳnh Vĩnh Sanh bị
bịt miệng |
Trong các phiên xử,
mỗi lần một bị cáo có toan tính đi ra ngoài những lời tự thú
đã bị áp đặt trước là lập tức bị dàn áp. Ông Huỳnh Vĩnh Sanh
vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ
cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay
lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông
lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản. |
Sau 4 ngày diễn ra vụ án bịp bợm, các
bản án đã được tuyên đọc trong suốt 2 giờ đồng hồ :
Tử hình : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh
Sanh, Hồ Thái Bạch.
Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình My.õ
Từ 8 đến 20 năm tù : số 13 kháng
chiến quân còn lại.
Ghi chú : các hình trong trang
này được lấy từ bán nguyệt san Hoa Thịnh Đốn Việt Báo số 1
đến 15 tháng 1 năm 1985.
|